Viêm tá tràng là bệnh gì? Điều trị bệnh viêm tá tràng như thế nào cho hiệu quả?
Viêm tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa không còn xa lạ hiện nay và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Các biểu hiện của bệnh viêm loét tá tràng thường khó phân biệt với các bệnh lý đường tiêu hóa khác. Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ thì người bệnh không nên chủ quan mà nên đi khám để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Viêm tá tràng là bệnh gì?
Lớp niêm mạc của tá tràng được bao phủ bởi một lớp chất nhầy đặc biệt. Lớp chất nhầy này sẽ ngăn không cho tá tràng bị tổn thương bởi axit dịch vị và men tiêu hóa.
Khi lớp niêm mạc tá tràng bị tổn thì đây được gọi là tình trạng loét tá tràng. Nếu vết loét nhỏ sẽ xuất hiện ít triệu chứng và vết thương có thể tự lành. Tuy nhiên nếu vết loét sâu sẽ có thể gây đau đớn cho người bệnh hoặc gây ra một số biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Bệnh viêm tá tràng có thể xảy ra ở cả nam và nữ
>> Xem thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gì? Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?
Những nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây viêm tá tràng
Theo nghiên cứu, vi khuẩn Helicobacter pylori được cho là nguyên nhân gây ra hầu hết các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có loét tá tràng. Trong đường tiêu hóa, vi khuẩn này gây viêm niêm mạc dạ dày, tá tràng. Từ đó làm cho niêm mạc dễ bị tổn thương và gây ra các ổ loét trong dạ dày và tá tràng.
Một nguyên nhân phổ biến khác của loét tá tràng là việc lạm dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID như aspirin , ibuprofen và naproxen. Các thuốc NSAID này sẽ ngăn chặn sự hình thành các prostaglandin - vốn được biết là hóa chất giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại vết loét.
Ngoài ra có một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ phát triển loét dạ dày tá tràng, phải kể đến như:
- Tiền sử gia đình
- Hút thuốc lá
- Sử dụng rượu bia quá nhiều
Các triệu chứng của bệnh viêm tá tràng
Các triệu chứng của bệnh lý viêm tá tràng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào những triệu chứng dưới đây để nhận biết bệnh viêm tá tràng:
Buồn nôn là triệu chứng điển hình của bệnh viêm tá tràng
- Đau bụng vung thượng vị: các cơn đau có thể trầm trọng hơn vào ban đêm
- Phân đen.
- Đầy hơi hoặc luôn cảm giác no.
- Rối loạn tiêu hóa với biểu hiện là táo bón hoặc tiêu chảy.
- Ăn không ngon miệng.
- Buồn nôn.
- Nôn ra máu hoặc chất nôn có màu đen như bã cà phê.
>> Xem thêm: 5 triệu chứng thường gặp khi mắc viêm loét dạ dày tá tràng
Cách chữa bệnh viêm tá tràng
Sử dụng thuốc
Phụ thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây ra bệnh của mà mỗi người mà sẽ có thể được áp dụng các phác đồ điều trị khác nhau. Dưới đây là một số nhóm thuốc có thể được chỉ định cho bệnh nhân:
- Thuốc kháng sinh trong trường hợp người bệnh dương tính với vi khuẩn HP như Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazol,...
- Thuốc ức chế tiết axit dịch vị bao gồm thuốc ức chế bơm proton (Omeprazole, Lansoprazol, Esomeprazole,…) và kháng histamin H2 (Cimetidine, Nizatindine,…
- Thuốc trung hòa axit dịch vị bao gồm nhôm hydroxyd, magiê hydroxyd,…
- Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như Misoprostol, Rebamipide,…
Trong trường hợp người bệnh bị viêm tá tràng là do tác dụng phụ của thuốc NSAID thì bác sĩ sẽ tư vấn giảm liều lượng của thuốc hoặc tư vấn người bệnh chuyển sang sử dụng các thuốc khác có cùng tác dụng.
Biện pháp điều trị viêm tá tràng không dùng thuốc
Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh. Và dưới đây là một số thói quen mà người bị viêm tá tràng nên áp dụng để cải thiện tình trạng bệnh:
- Luôn tuân thủ theo chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ .
- Kiêng tuyệt đối rượu bia và các đồ uống có cồn hay có gas
- Tăng cường bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất từ rau xanh
- Hạn chế ăn nhiều đồ cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn
- Tránh hút thuốc
- Hạn chế sử dụng NSAID để giảm đau
Trên đây là những thông tin giải đáp câu hỏi viêm tá tràng là bệnh gì? và những lưu ý về căn bệnh này. Bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ thì việc thay đổi thói quen ăn uống và lối sống khoa học cũng góp phần điều trị bệnh được tốt hơn.
GutGard® chiết xuất từ rễ cam thảo, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori, giảm viêm loét dạ dày tá tràng.
Khác với các loại chiết xuất cam thảo thông thường, GutGard® được chuẩn hóa và kiểm soát hàm lượng Glycyrrhizin để ngăn ngừa các tác dụng phụ.
GutGard® có nguồn gốc tự nhiên, đã được thử nghiệm lâm sàng, đạt các chứng nhận và bằng sáng chế quốc tế.
Nguyên liệu GutGard® - Chiết xuất rễ cam thảo được ứng dụng trong các loại TPCN giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng.
Thông tin chi tiết về nguyên liệu GutGard®, vui lòng liên hệ:
Hotline CSKH: 094 780 5345 | Email: info@thiennguyen.net.vn
Thiên Nguyên - Đồng hành cùng Doanh nghiệp