Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gì? Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Và để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như có câu trả lời cho câu hỏi bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không thì bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây.
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng xuất hiện vết loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng của bạn. Chính vì vậy, đây có thể được gọi là loét dạ dày hoặc loét tá tràng, tùy thuộc vào vị trí của vết loét trong đường tiêu hóa.
Viêm loét dạ dày là một bệnh lý đường tiêu hóa tương đối phổ biến hiện nay. Căn bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Theo thông tin được đăng tải trên Harvard Health, khoảng 10% số người ở Mỹ đều đã trải qua bệnh này vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi có dấu hiệu của bệnh thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
>> Xem thêm: Cơ chế bệnh sinh loét dạ dày tá tràng
Viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không?
Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng nếu như không được điều trị tốt thì sẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hay thậm chí là ung thư dạ dày. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp của viêm loét dạ dày tá tràng, đó là:
- Hẹp môn vị: Đây là biến chứng rất thường gặp ở viêm loét dạ dày tá tràng. Khi ổ loét bị xơ sẽ gây ra tình trạng chít hẹp đường xuống của thức ăn từ dạ dày. Biểu hiện của hẹp môn vị đó là đầy hơi, cảm thấy đau chướng bụng sau bữa ăn. Đặc biệt hay gặp đó là triệu chứng nôn do thức ăn sau khi vào cơ thể bị giữ lại ở dạ dày không qua được lỗ môn vị để xuống ruột non.
- Thủng ổ loét: Thủng ổ loét sẽ dẫn đến hiện tượng chảy dịch tiêu hoá vào trong ổ bụng từ đó gây ra tình trạng viêm phúc mạc nên cần phải mổ cấp cứu sớm. Triệu chứng điển hình của biến chứng này đó là bệnh nhân đau đột ngột, dữ dội vùng trên rốn, cơn đau sau đó lan ra khắp bụng. Khi sờ bụng sẽ thấy bụng luôn co cứng, ấn đau.
- Chảy máu ổ loét dạ dày, tá tràng: Khi ổ loét ăn sâu vào thành dạ dày, tá sẽ gây ra tình trạng chảy máu. Triệu chứng thường gặp đó là nôn ra máu, đi ngoài phân đen, mệt mỏi, chóng mặt và thậm chí choáng ngất do mất máu nhiều.
- Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất có thể gặp ở những bệnh nhân được chẩn đoán muộn và kết quả điều trị thường không tốt.
Các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
Theo các chuyên gia có 2 nguyên nhân chinh gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trong đó đặc biệt phải kể đến đó là:
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (viết tắt là HP)
- Do lạm dụng thuốc giảm đau kháng viêm quá nhiều như aspirin, diclofenac, ibuprofen,…
Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, đó là:
- Do bệnh nhân phải chịu căng thẳng kéo dài
- Do thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ,…
- Do sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia,…
- Do các yếu tố di truyền
Các biểu hiện của viêm loét dạ dày tá tràng
Đau bụng bụng vùng rốn là biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng có thể nhận biết thông qua những biểu hiện triệu chứng dưới đây:
- Đau bụng, khó tiêu
- Buồn nôn, nôn
- Ợ hơi, ợ chua
- Nóng rát vùng thượng vị
- Đau vùng rốn với biểu hiện: Đau âm ỉ, đau tức bụng hoặc đau theo từng cơn.
- Rối loạn tiêu hóa gây ra táo bón hoặc tiêu chảy.
- Mất ngủ do cảm giác đầy bụng hay đau tức bụng về đêm.
- Suy nhược cơ thể
- Chán ăn
>> Xem thêm: Những dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào?
- Dùng thuốc kháng acid dạ dày tá tràng như: Maalox, Phosphalugel, Pepsan....
- Dùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như: Sucralfate , Bismuth...
- Sử dụng thuốc kháng tiết acid dạ dày như: Pantoprazole, Nexium, Rabeprazol, Omeprazol....
- Thuốc kháng sinh tiêu diệt HP: ưu tiên lựa chọn phát đồ kháng sinh có chứa Tetracyclin hoặc Amoxicillin.
- Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh nên kiêng ăn thức ăn chua, cay, nước trà, cafe, giải tỏa lo âu căng thẳng, không tự ý dùng thuốc uống nhất là thuốc kháng viêm NSAIDS.
Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã có cái nhìn tổng quan về căn bệnh này. Viêm loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm do đó bạn nên theo dõi các triệu chứng của cơ thể để có biện pháp điều trị kịp thời.
GutGard® chiết xuất từ rễ cam thảo, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori, giảm viêm loét dạ dày tá tràng.
Khác với các loại chiết xuất cam thảo thông thường, GutGard® được chuẩn hóa và kiểm soát hàm lượng Glycyrrhizin để ngăn ngừa các tác dụng phụ.
GutGard® có nguồn gốc tự nhiên, đã được thử nghiệm lâm sàng, đạt các chứng nhận và bằng sáng chế quốc tế.
Nguyên liệu GutGard® - Chiết xuất rễ cam thảo được ứng dụng trong các loại TPCN giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng.
Thông tin chi tiết về nguyên liệu GutGard®, vui lòng liên hệ:
Hotline CSKH: 094 780 5345 | Email: info@thiennguyen.net.vn
Thiên Nguyên - Đồng hành cùng Doanh nghiệp