Tìm hiểu cơ chế bệnh sinh loét dạ dày tá tràng
Cơ chế bệnh sinh loét dạ dày tá tràng như thế nào thì không phải ai cũng biết. Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về cơ chế bệnh sinh của bệnh lý này để có được biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân cho phù hợp.
1. Vài nét về bệnh loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (đây là phần tiếp nối với dạ dày và là phần đầu của ruột non). Mặc dù đây là một bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng rất dễ tái phát và có thể gây một số biến chứng.
Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng
>> Xem thêm: Viêm tá tràng là bệnh gì? Điều trị bệnh viêm tá tràng như thế nào cho hiệu quả?
2. Cơ chế gây viêm loét dạ dày tá tràng
Cơ chế gây loét dạ dày tá tràng đó là hậu quả của sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ.
2.1. Yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày
Dưới đây là những yếu tố chính giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày:
- Lớp màng nhầy: đây là lớp màng phủ lên trên bề mặt niêm mạc. Lớp màng nhầy tồn tại ở dạng gel và có tính kiềm. Chính vì vậy lớp màng nhầy có vai trò ngăn cản acid từ dịch vị tự do khuếch tán vào sâu bên trong thành dạ dày.
- Tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày: các tế bào này thường tái sinh rất nhanh mỗi khi dạ dày bị tổn thương và đồng thời đóng vai trò sản xuất ra một số ion bicarbonate để trung hòa ion H+ của acid nếu nó qua được lớp gel.
- Sự tưới máu phong phú: sự tưới máu liên tục sẽ giúp làm giảm nồng độ ion H+ và cung cấp vật liệu hàn gắn tổn thương tại vết loét.
- Prostaglandin: trong dạ dày thường được sản xuất tại chỗ. Prostaglandin là chất trung gian hóa học có tác dụng khuếch đại và điều phối các yếu tố bảo vệ nói trên từ đó giúp quá trình tái tạo xảy ra nhanh hơn.
2.2. Các yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày
Pepsinogen
Pepsin có khả năng làm phá hủy bề mặt của lớp chất nhầy bảo vệ biểu mô niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, tính chất kiềm của lớp gel bảo vệ này sẽ giúp hạn chế tác dụng tiêu hủy của pepsin. Bên cạnh đó, do phân tử pepsin quá lớn nên khó có thể thấm sâu hơn vào lớp gel bảo vệ niêm mạc.
Chính vì vậy, có thể kết luận vai trò thực sự của pepsin là đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa protein ở dạ dày, tuy nhiên nó chỉ là yếu tố hỗ trợ acid trong gây loét.
Khi ổ loét được hình thành thì pepsin sẽ tạo điều kiện cho H+ của acid khuếch tán sâu hơn vào lớp gel để tiếp cận với lớp biểu mô niêm mạc dạ dày. Khi lớp nhầy bị phá vỡ và niêm mạc dạ dày bị acid dịch vị làm tổn thương thì pepsin tạo điều kiện để phối hợp làm nặng thêm các tổn thương ở ổ loét.
Acid Chlohydric
Ion H+ trong acid dịch vị có thể khuếch tán ngược dòng từ trong lòng dạ dày thấm qua lớp gel vào tận cấu trúc dưới niêm bên trong dạ dày.
Khi các cấu trúc bị tổn thương do ion H+ gây ra sẽ gây một chuỗi hậu quả, đó là:
- Đầu tiên đó là giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh khiến cho dịch vị tiết ra càng nhiều hơn.
- Sau đó ion H+ sẽ càng xâm nhập các thành phần máu ở vị trí của ổ loét, tạo ra hỗn hợp peptide và các acid amin gây kích thích tăng tiết thêm acid HCl.
- Từ đó gây hoạt hóa các tế bào viêm trực tiếp kích thích tế bào thành dạ dày tiết HCl. Cứ như vậy sẽ hình thành một vòng xoắn bệnh lý kéo dài.
2.3. Những tác nhân gây tăng tiết acid và giảm bảo vệ niêm mạc dạ dày
Vi khuẩn Helicobacter pylori là tác nhân làm nặng hơn tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng
- Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) và cortisol: có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày
- Các yếu tố nguy cơ như: thuốc lá, rượu, cà phê, axid mật,.. cũng có thể là tác nhân là trầm trọng thêm tình trạng viêm loét dạ dày
- Vi khuẩn Helicobacter pylori ( HP) sẽ tạo ra các enzym gây tổn thương niêm mạc dạ dày thông qua phản ứng viêm tại chỗ với sự lôi kéo bạch cầu đơn nhân và đại thực bào.
- Stress: căng thẳng sẽ kích thích não bộ tăng tiết Adrenalin gây co mạch niêm mạc (giảm bảo vệ) và thông qua ACTH – cortisol gây tăng tiết acid dịch vị (tăng tấn công)
>> Xem thêm: Nguyên tắc điều trị loét dạ dày tá tràng
Trên đây là những kiến thức xoay quanh vấn đề cơ chế bệnh sinh viêm loét dạ dày tá tràng. Hiểu được cơ chế bệnh sinh của căn bệnh này sẽ giúp cho bạn có thể chủ động phòng tránh được căn bệnh này.
GutGard® chiết xuất từ rễ cam thảo, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori, giảm viêm loét dạ dày tá tràng.
Khác với các loại chiết xuất cam thảo thông thường, GutGard® được chuẩn hóa và kiểm soát hàm lượng Glycyrrhizin để ngăn ngừa các tác dụng phụ.
GutGard® có nguồn gốc tự nhiên, đã được thử nghiệm lâm sàng, đạt các chứng nhận và bằng sáng chế quốc tế.
Nguyên liệu GutGard® - Chiết xuất rễ cam thảo được ứng dụng trong các loại TPCN giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng.
Thông tin chi tiết về nguyên liệu GutGard®, vui lòng liên hệ:
Hotline CSKH: 094 780 5345 | Email: info@thiennguyen.net.vn
Thiên Nguyên - Đồng hành cùng Doanh nghiệp