Nguyên tắc điều trị bệnh gout cần biết
Gout (còn gọi là gút hay thống phong) là căn bệnh gây ra do sự rối loạn chuyển hóa của các chất chứa nhân puric, có đặc điểm chính là nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Acid uric bị bão hòa ở dịch ngoài tế bào sẽ gây ra tình trạng lắng đọng các tinh thể monosodium urat ở các mô. Tùy theo vi tinh thể urat bị tích lũy ở mô nào mà bệnh gout biểu hiện bởi một hoặc nhiều triệu chứng lâm sàng. Để phòng và điều trị bệnh gout hiệu quả, cần lưu ý theo nguyên tắc điều trị dưới đây.
Bệnh Gout không chỉ gây đau đớn mà còn có thể dẫn tới những biến chứng cực kỳ nguy hiểm
Nguyên tắc điều trị bệnh Gout
Hiện nay chưa có phương pháp để điều trị dứt điểm bệnh gout. Các phác đồ điều trị hiện nay chỉ có thể trị các cơn gout cấp tính, dự phòng các cơn gout tái phát hoặc các biến chứng do gout gây ra ở những bệnh nhân gout mạn tính.
Trong quá trình điều trị, cần tuân thủ nghiêm ngặt một số nguyên tắc sau:
- Chống viêm khớp khi có cơn gout cấp (hoặc đợt cấp của gout mạn tính), phương pháp thường dùng là sử dụng các thuốc chống viêm.
- Hạ acid uric máu để phòng tránh những đợt viêm khớp cấp tái phát, ngăn ngừa các biến chứng gây ra bởi gout.
- Điều trị các bệnh lý kèm theo, đặc biệt là nhóm cac bệnh lý rối loạn chuyển hóa như tăng huyết áp, tăng mỡ máu, béo phì, tiểu đường...
- Điều trị viêm khớp cấp trước. Chỉ sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới tiến hành sử dụng các thuốc hạ acid uric máu.
- Để đạt được hiệu quả điều trị cao, cần thường xuyên kiểm tra nồng độ acid uric máu và niệu, kiểm tra chức năng thận.
Xem thêm: Chẩn đoán bệnh gout như thế nào?
Phương pháp điều trị bệnh gout
1. Điều trị bệnh gout cấp tính
Gout cấp tính là giai đoạn giữa của bệnh gout. Nếu không điều trị nhanh chóng và kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính với những biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp điều trị gout cấp tính
Các dấu hiệu nhận biết gout cấp tính:
- Đau nhức dữ dội, có mức độ nặng nề hơn đau do thoái hóa và viêm khớp dạng thấp
- Khớp sưng, nóng, đỏ
- Triệu chứng có thể bùng phát và kéo dài trong vòng 6-24 giờ.
- Các cơn đau ảnh hưởng tới giấc ngủ, khó khăn trong việc đi lại.
- Triệu chứng có xu hướng thuyên giảm và biến mất sau 3-10 ngày.
- Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, có thể sốt đến 38-38,5 độ C.
Các cơn đau do gout cấp đến rất bất ngờ. Có khoảng 60% bệnh nhân có thể gặp những cơn gout cấp tính trong vòng 1-3 năm. Tuy nhiên cũng có những trường hợp chỉ gặp phải duy nhất một đợt tấn công của bệnh và chuyển sang giai đoạn ngủ đông.
Điều trị gout cấp tính thường sử dụng một số nhóm thuốc chủ yếu sau:
- Thuốc Colchicine: Đây là là nhóm thuốc được lựa chọn hàng đầu điều trị cơn gout cấp, do tác dụng chống viêm chọn lọc của thuốc này mà chúng được ứng dụng khá phổ biến trong điều trị gout. Thuốc được chỉ định dùng ngay trong khoảng 2 giờ đầu của cơn gout cấp, liều dùng cần được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Một số tác dụng phụ có thể có là ỉa chảy, buồn nôn, và nguy cơ suy gan, suy thận, suy tủy xương…
- Thuốc chống viêm không steroid: Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm khá hiệu quả trong các cơn gout cấp tính, tuy nhiên việc chỉ định dùng thuốc này cần có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.
- Thuốc Corticosteroid: Nhóm thuốc này thường ít được sử dụng do tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên có thể sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt như ở những bệnh nhân viêm nhiều khớp cùng một lúc, không đáp ứng với colchicin và thuốc chống viêm không steroid hoặc sử dụng một số chế phẩm tiêm nội khớp bị viêm.
2. Điều trị bệnh gout mạn tính
Mặc dù ở giai đoạn ngủ đông, người bệnh không thấy dấu hiệu bất thường tuy nhiên các tinh thể muối urat vẫn tiếp tục lắng đọng. Sau khoảng thời gian dài kể từ đợt gout cấp diễn ra, nếu không được điều trị, bệnh gout sẽ tiến triển nhanh hơn và chuyển sang giai đoạn có tophi mạn tính.
Nhận biết gout mạn tính và cách điều trị gout mạn tính
Các dấu hiệu nhận biết gout mạn tính
- Các cơn đau diễn ra từ từ và kéo dài hơn so với gout cấp tính.
- Tần suất cơn đau dày đặc và mức độ đau dữ dội hơn.
- Xuất hiện các hạt tophi ở nhiều vị trí trên cơ thể như vành tai, khớp bàn tay, bàn chân, lòng mạch máu, thậm chí cả van tim.
- Gây ra những tổn thương vĩnh viễn ở xương khớp, biến dạng sụn khớp.
- Suy giảm chức năng thận do lượng acid uric dư thừa gây nên
Khi các hạt tophi bị vỡ ra, vết thương sẽ khó lành, dễ gây nhiễm trùng máu cực nguy hiểm. Ngoài ra người bệnh cũng gặp phải nhiều biến chứng nặng nề khác như suy thận, tai biến mạch máu não, tàn phế.
Để điều trị gout mạn tính, cần tập trung giải quyết nguyên nhân gây ra bệnh gout, đó là giảm nồng độ acid uric nhanh chóng để tránh gặp phải các biến chứng suy thận mạn tính. Phương pháp thường dùng để hạ acid uric là dùng thuốc điều trị, một số loại thuốc thường dùng đặc trị là nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric và có thể kết hợp dùng thêm colchicine tùy theo trường hợp. Có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid cho những bệnh nhân viêm khớp còn đang tiến triển.
Nếu có tổn thương thận phải chú ý đến tình trạng nhiễm khuẩn (viêm thận kẽ), tình trạng suy thận tiềm tàng, cao huyết áp, sỏi thận,… tiên lượng của bệnh gout tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận. Một số u cục (tophi) quá to cản trở vận động có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ (tophi ở ngón chân cái không đi giày được, ở khuỷ tay khó mặc áo,…).
Phần 4: Có gì trong các loại TPCN điều trị bệnh gout?
Ayuric® là một phát kiến mới trong ngành dược và thực phẩm chức năng với tác dụng hạ nồng độ Acid uric trong máu hiệu quả. Ayuric® có nguồn gốc thực vật (chiết xuất từ cây bàng hôi), đã được thử nghiệm lâm sàng và đạt được các chứng nhận Organic, Kosher, Halal, GRAS, tiền DSHEA.
Nguyên liệu Ayuric® - Chiết xuất bàng hôi được ứng dụng trong các loại TPCN giúp giảm acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Thông tin chi tiết về nguyên liệu Ayuric®, vui lòng liên hệ:
Hotline CSKH: 0947 805 345 | Email: info@thiennguyen.net.vn
Thiên Nguyên - Đồng hành cùng Doanh nghiệp