callpc

Một số cách sử dụng atiso bạn nên biết

Một số cách sử dụng atiso bạn nên biết

    Gan là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, đóng vai trò như một vệ sĩ, bảo vệ cơ thể bạn khỏi các loại độc tố, vi khuẩn trước khi chúng từ thức ăn xâm nhập vào máu, gây hại cho bạn, đồng thời cũng là nơi dự trữ năng lượng, các loại enzym và hormon quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên, sức làm việc của gan cũng có giới hạn. Với vấn nạn thực phẩm bẩn như hiện nay, gánh nặng của gan càng trở nên lo ngại. Để bảo vệ gan của mình, không ít người đã tìm tới atiso, loại thảo dược được xem như một người bạn tri kỷ của gan.

    Vậy có thể sử dụng atiso bằng những cách nào để vừa hiệu quả, vừa tiện dụng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc đó. 

    Thứ nhất: Sử dụng atiso làm thực phẩm

    actiso, atiso
    Hoa atiso được dùng như một loại rau ăn và nước uống hàng ngày

    Hoa atiso tươi và khô đã được người dân sử dụng từ rất lâu như một loại rau ăn và nước uống hàng ngày.

    • Hoa khô: Bạn có thể sử dụng hoa khô như 1 loại trà thông thường.

    Cách sử dụng:

    - Cho 1 lượng khoảng 10gr hoa khô atiso vào bình, thêm 1 lượng nước sôi vừa đủ ngập, để 1 phút, sau đó chắt bỏ phần nước này đi.

    - Cho thêm 2 lít nước sôi, ủ khoảng 3, 5 phút. Lấy phần nước cho vào tủ lạnh uống cả ngày.

    Cách sử dụng atiso khô này khá đơn giản, tuy nhiên, với thời gian ngắn và điều kiện bình thường, các hoạt chất trong atiso không được khuếch tán hết vào trong nước, làm giảm đáng kể hiệu quả sử dụng. 

    • Hoa tươi: Phần cụm hoa bao gồm đế mang các hoa, các lá bắc có phần gốc mềm màu trắng bao xung quanh thường được sử dụng làm rau. Hoa atiso có thể dùng để luộc hoặc chế biến các món canh hầm, ví dụ: atiso hầm giò heo

    Cách làm:

    • - Hoa atiso loại non, rửa sạch, chẻ dọc, bỏ nhụy
    • - Phần cuống hoa atiso cắt mỏng.
    • - Chân giò chặt thành miếng vừa ăn, nêm ướp gia vị 30p cho ngấm.
    • - Hầm chân giò với nước sôi tới mềm.
    • - Cho tiếp hoa và cuống atiso vào hầm tiếp tới khi chân giò mềm rục.
    • - Nêm nếm lại vừa ăn, cho thêm hạt tiêu và ngò. Ăn cả nước và cái. 

    Đây là một cách sử dụng  atiso khá phổ biến, tuy nhiên để chế biến cần nhiều thời và dùng nhiều dễ gây nhàm chán. Ngoài ra, Theo nghiên cứu của bác sĩ Goetz đăng trên tạp chí Phythothérapie thì phần chứa đầy đủ các hoạt chất nhất lại là các lá to trên thân cây mà không phải hoa, quả và rễ. 

    Thứ hai: Sử dụng cao atiso 

    Ngày nay, do những ưu điểm nổi bật của mình, mà dược liệu dưới dạng cao được mọi người ưa chuộng hơn cả.
    Cao atiso được bào chế bằng cách: Chiết kiệt hoạt chất từ Lá atiso trong điều kiện thích hợp, sau đó cô cạn dịch chiết để thu được thể chất nhất định. Vì vậy, trong cao chứa đầy đủ các hoạt chất cần thiết có trong dược liệu, đồng thời cách sử dụng cũng đơn giản, tiện dụng hơn rất nhiều. 

    Cách sử dụng:

    • - Mỗi lần uống: Lấy 1 lượng cao mềm atiso khoảng 5-6gr (tương ứng với...thìa...) , hòa với nước sôi để nguội, tỷ lệ cao và nước có thể thay đổi cho phù hợp tùy thuộc vào khẩu vị từng người.
    • - Có thể cho thêm đường, hoặc pha chung với đường phèn, mật ong, chanh, quất hoặc sả tươi để tăng thêm mùi vị.
    • - Mỗi ngày uống 3 lần trước hoặc sau bữa ăn.
    • - Uống trước hoặc sau khi uống rượu nhằm giảm gánh nặng cho gan trong việc chuyển hóa cồn.
    • - Ngoài ra, có thể pha loãng lượng cao cần thiết với 2 lít nước và sử dụng hằng ngày thay cho nước lọc. 

    Với nguồn gốc từ những  Lá Atiso Đà Lạt chứa hàm lượng cao và đầy đủ các loại hoạt chất cần thiết, cùng dây chuyền sản xuất hiện đại, cao lá atiso của Thiên Nguyên tự hào là người bạn đáng tin cậy của sức khỏe mọi người.
     

      DMCA.com Protection Status