callpc

Đặc tính của các nguyên liệu thuộc chi Lactobacillus

Đặc tính của các nguyên liệu thuộc chi Lactobacillus, nguyên liệu của Thiên Nguyên do Viện thực phẩm chức năng sản xuất

    Chi Lactobacillus gồm những vi khuẩn gram dương, tế bào dạng hình que đứng đơn lẻ hoặc xếp thành chuỗi ngắn, có khả năng sinh axit lactic, sống kị khí tùy tiện. Dinh dưỡng thiết yếu cho sinh trưởng của Lactobacillus là nguồn cacbon, nguồn nitơ dưới dạng các axit amin, một số vitamin và khoáng chất.

    Lactobacillus được công nhận là nhóm sinh vật an toàn (Generally Recognized As Safe - GRAS), được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất các chế phẩm probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều trị rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn, hỗ trợ hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

     

    Lactobacillus acidophilus

    • Khả năng tồn tại trong đường tiêu hóa Lactobacillus acidophilus:
    • Chịu được pH thấp trong dịch vị dạ dày (pH 3.0).
    • Chịu được nồng độ muối mật cao (0.3%) trong ruột non.
    • Đề kháng với pepsin 0,3% và pancreatin 0,1%.
    • Bám dính tốt với bề mặt niêm mạc ruột.

     Lactobacillus acidophilus

    Lactobacillus acidophilus

    • Lactobacillus acidophilus sinh ra axit lactic tạo môi trường pH thấp, gây bất lợi cho sự phát triển của nhóm vi khuẩn gây hại trong đường tiêu hóa.
    • Lactobacillus acidophilus có khả năng sinh tổng hợp chất kháng sinh: acidophilin, lactocidin.
    • Lactobacillus acidophilus có hoạt tính kháng khuẩn: tổng hợp chất kháng khuẩn lactacin B, lactacin F.
    • Lactobacillus acidophilus có khả năng kháng các kháng sinh: Ciprofloxacin, gentamicin, imipenem, kanamycin, neomycin, nitrofurantoin, polymixin B, streptomycin, sulfamethoxazole, tetracycline, trimethoprim
    • Lactobacillus acidophilus ức chế sinh trưởng của một số vi khuẩn gây bệnh bao gồm Escherichia coli, Salmonella typhimurium, Staphylococcus aureus, Bacillus cereus nhờ đó tăng sức đề kháng của cơ thể với nhiễm khuẩn đường ruột.
    • Lactobacillus acidophilus tổng hợp enzyme β-galactosidase (lactase) phân giải lactose (đường sữa) trong ruột non, hỗ trợ tiêu hóa ở người không dung nạp lactose.
    • Hoạt tính phân giải oxalate giúp Lactobacillus acidophilus có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý liên quan đến sự tích tụ axit axalic bao gồm tăng oxy máu, sỏi tiết niệu, suy thận, rối loạn nhịp tim.

     Lactobacillus rhamnosus

    • Khả năng tồn tại trong đường tiêu hóa của Lactobacillus rhamnosus:
    • Chịu được pH thấp trong dịch vị dạ dày (pH 3.0).
    • Chịu được nồng độ muối mật cao (0.3%) trong ruột non
    • Bám dính tốt với bề mặt niêm mạc ruột.
    • Sinh ra axit lactic tạo môi trường pH thấp, gây bất lợi cho sự phát triển của nhóm vi khuẩn gây hại trong đường tiêu hóa.
    • Tổng hợp enzyme β-galactosidase (lactase) phân giải lactose (đường sữa) trong ruột non, hỗ trợ tiêu hóa ở người không dung nạp lactose.
    • Ức chế sinh trưởng của một số vi khuẩn gây bệnh bao gồm Escherichia coli, Salmonella enterica.

    Lactobacillus rhamnosus

    Lactobacillus rhamnosus

    Lactobacillus paracasei

    • Khả năng tồn tại trong đường tiêu hóa của Lactobacillus paracasei:
    • Chịu được pH thấp trong dịch vị dạ dày (pH 3.0).
    • Chịu được nồng độ muối mật cao (0.3%) trong ruột non.
    • Bám dính tốt với bề mặt niêm mạc ruột.
    • Sinh ra axit lactic tạo môi trường pH thấp, gây bất lợi cho sự phát triển của nhóm vi khuẩn gây hại trong đường tiêu hóa.
    • Hoạt tính kháng khuẩn: sinh tổng hợp chất kháng khuẩn bacteriocin gây ức chế sinh trưởng của một số vi khuẩn gây bệnh bao gồm Escherichia coli, Salmonella enterica, Staphylococcus aureus.
    • Tổng hợp enzyme β-galactosidase (lactase) phân giải lactose (đường sữa) trong ruột non, hỗ trợ tiêu hóa ở người không dung nạp lactose.

     Lactobacillus paracasei

     Lactobacillus paracasei

    Lactobacillus fermentum

    • Khả năng tồn tại trong đường tiêu hóa của Lactobacillus fermentum:
    • Chịu được pH thấp trong dịch vị dạ dày (pH 3.0).
    • Chịu được nồng độ muối mật cao (0.3%) trong ruột non.
    • Bám dính tốt với bề mặt niêm mạc ruột.
    • Sinh ra axit lactic tạo môi trường pH thấp, gây bất lợi cho sự phát triển của nhóm vi khuẩn gây hại trong đường tiêu hóa.
    • Hoạt tính kháng khuẩn: sinh tổng hợp chất kháng khuẩn bacteriocin gây ức chế sinh trưởng của một số vi khuẩn gây bệnh bao gồm Escherichia coli, Salmonella typhimurium, Staphylococcus aureus.
    • Tổng hợp enzyme β-galactosidase (lactase) phân giải lactose (đường sữa) trong ruột non, hỗ trợ tiêu hóa ở người không dung nạp lactose.

    Lactobacillus reuteri

    Khả năng tồn tại trong đường tiêu hóa của Lactobacillus reuteri:

    • Chịu được pH thấp trong dịch vị dạ dày (pH 3.0).
    • Chịu được nồng độ muối mật cao (0.3%) trong ruột non.
    • Bám dính tốt với bề mặt niêm mạc ruột.
    • Sinh ra axit lactic tạo môi trường pH thấp, gây bất lợi cho sự phát triển của nhóm vi khuẩn gây hại trong đường tiêu hóa.
    • Hoạt tính kháng khuẩn: sinh tổng hợp chất kháng khuẩn reuterin gây ức chế sinh trưởng của một số vi khuẩn gây bệnh bao gồm Escherichia coli, Clostridium difficile, Salmonella enteric, Shigella flexneri.
    • Tổng hợp enzyme β-galactosidase (lactase) phân giải lactose (đường sữa) trong ruột non, hỗ trợ tiêu hóa ở người không dung nạp lactose.
    • Hoạt tính miễn dịch: kích thích sản sinh tế bào lympho B, lympho T CD4+ giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch ở niêm mạc đường tiêu hóa, đã được chứng minh hiệu quả lâm sàng trong hỗ trợ điều trị viêm dạ dày ruột cấp tính ở trẻ em

     Lactobacillus plantarum

    • Khả năng tồn tại trong đường tiêu hóa của Lactobacillus plantarum:
    • Chịu được pH thấp trong dịch vị dạ dày (pH 3.0).
    • Chịu được nồng độ muối mật cao (0.3%) trong ruột non.
    • Bám dính tốt với bề mặt niêm mạc ruột.
    • Sinh ra axit lactic tạo môi trường pH thấp, gây bất lợi cho sự phát triển của nhóm vi khuẩn gây hại trong đường tiêu hóa.
    • Hoạt tính kháng khuẩn: sinh tổng hợp các chất kháng khuẩn như plantaricin A. plantarum là vi khuẩn có phổ kháng khuẩn rất rộng, có khả năng ức chế hoạt động của nhiều nhóm vi sinh vật gây hại bao gồm:
    • Vi khuẩn gram dương: Staphylococcus aureus, Clotridium perfringens.
    • Vi khuẩn gram âm: Escherichia coli, Salmonella typhimurium.
    • Nấm men, nấm mốc: Candida albicans, Aspergillus niger.
    • Tổng hợp enzyme β-galactosidase (lactase) phân giải lactose (đường sữa) trong ruột non, hỗ trợ tiêu hóa ở người không dung nạp lactose.
      DMCA.com Protection Status