callpc

Đương quy - Thuốc nam của người Việt

đương quy hay còn gọi là vân quy, tần quy. Từ xa xưa, dân gian đã sử dụng đương quy như vị thuốc quý và là thành phần chính trong các bài thuốc bổ.

    Đương quy hay còn gọi là vân quy, tần quy. Từ xa xưa, dân gian đã sử dụng đương quy như vị thuốc quý và là thành phần chính trong các bài thuốc bổ. 

    Tên khoa học Angelica sinensis, họ Hoa tán Apiaceae. 

    Mô tả 

    Đương quy thuộc loại cây thảo, sống lâu năm, cao chừng 40-80 cm, thân màu tím, có rãnh dọc. Lá kép xẻ lông chim 2 -3 lần, mọc so le, cuống lá dài khoảng 12 cm, có bẹ ôm lấy thân. Mép lá chia thùy, có hình răng của không đều. Hoa rất nhỏ, màu xanh trắng, họp thành cụm hoa hình tán kép. Quả bế, rìa màu tím nhạt. Toàn thân có mùi thơm đặc biệt. 

    Phân b 

    Đương quy trên thị trường  hiện nay ta vẫn phải nhập của Trung Quốc và Triều Tiên. Nước ta đã nhiều lần trồng thử nghiệm nhưng mới chỉ thành công trong phạm vi nhỏ ở Lào Cai, Hà Giang, Đà Lạt.

    Mới đây chúng ta đã trồng thành công đương quy ở một vài địa phương đồng bằng quanh Hà Nội do thời tiết lạnh vào mùa đông, tuy nhiên chất lượng chưa đươc đảm bảo. 

    Bộ phận dùng 

    Bộ phận dùng là rễ đương quy (Radix Angelicae sinensis). Rễ sau khi thu hoạch được phơi hay sấy khô.

     

     

    Thu hái và chế biến

    Thu hoạch vào cuối thu đối với những cây trên 3 năm tuổi. Đào lấy rễ, giũ sạch đất cát, để héo, phân loại to, nhỏ rồi đem sấy nhẹ cho khô. Độ ẩm không quá 15%. 

    Thành phần hóa học 

    Thành phần chính trong đương quy là tinh dầu, coumarin, caroten, vitamin B 12, sucrose, butylidene phthalide, dihydrophthalic, carotene, beta-sitosterol, n-valerophenone-o-carboxylic acid,. .. 

    Tính vị, quy kinh 

    Theo Y học cổ truyền, đương quy có vị đắng, cay, hơi ngọt, tính ôn.

    Quy vào 3 kinh tâm, can, tỳ. 

    Công dụng 

    • Bổ huyết, hoạt huyết (chống đông máu), điều kinh, điều huyết, nhuận táo, nhuận tràng.
    • Đương quy là vị thuốc rất phổ biến trong Đông y và là đầu vị trong các bài thuốc chữa bệnh phụ nữ. Bên cạnh đó, đây cũng là vị thuốc chính trong các bài thuốc bổ và trị bệnh suy nhược cơ thể, xanh xao, thiếu máu, huyết áp thấp, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, suy tim, ứ huyết, đau bụng kinh, bế kinh, đau lưng, đau nhức tay chân, tê bì, táo bón, mụn nhọt , lở ngứa …
    • Ngoài ra đương quy còn là vị thuốc quý dành cho phụ nữ.
    • Phụ nữ gần sinh uống nước sắc  đương quy hoặc cao lỏng đương giúp dễ sinh và giảm đau khi sinh, kích thích ăn uống, lợi sữa.
    • Phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: trước khi có kinh nguyệt 7 ngày thì uống đương quy. Ngày uống 6-15 gam dưới dạng thuốc sắc (chia 2 lần uống trong ngày) hoặc dưới dạng rượu thuốc mỗi lần 10 ml, ngày uống 3 lần. Uống liên tục trong vòng 7-14 ngày. 

    Liều lượng thường dùng và chú ý: 

    • Liều thường dùng: 5 – 15 gam. Dùng ngoài tùy theo bệnh..
    • Trong trường hợp bổ huyết, cải thiện tuần hoàn, cơ thể suy nhược, táo bón dùng liều cao, có thể dùng 40 – 80 gam
    • Theo Y học cổ truyền bổ huyết dùng  quy thân (phần thân của rễ đương quy), hoạt huyết,  hóa ứ dùng qui vĩ (phần cuối rễ đương quy), hòa huyết ( vừa bổ huyết, vừa hoạt huyết) dùng toàn rễ đương quy. Quy đầu ít dùng một mình.
    • Người đầy bụng, đi lỏng không dùng.

    Chính vì các tác dụng trên mà đương quy rất phổ biến trong các bài thuốc. Các chế phẩm có chứa đương quy nổi tiếng như: Thập toàn đại bổ, Dưỡng não hoàn, Tứ vật thang, Vạn ứng cao, Hoạt huyết CM3…

     

      DMCA.com Protection Status